Trong quá trình mang thai, làn da của mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi rõ rệt. Trong đó, rạn da là một trong những vấn đề mà nhiều bà bầu gặp phải. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cách trị rạn da cho bà bầu ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và cách điều trị hiệu quả.
Rạn Da Xuất Hiện Khi Nào?
Thời điểm xuất hiện tình trạng rạn da ở các bà bầu không giống nhau, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Một số mẹ có thể gặp phải tình trạng này từ rất sớm khi bụng bắt đầu to lên, trong khi những người khác có thể chỉ thấy rạn da trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh. Thông thường, mẹ bầu sẽ nhận thấy các vết rạn da ở tam cá nguyệt thứ 3, tức là ba tháng cuối của thai kỳ.
Màu sắc của vết rạn cũng sẽ tùy thuộc vào làn da của mẹ. Nếu mẹ có làn da sáng thì vết rạn thường có màu hồng nhạt. Ngược lại, nếu làn da của mẹ tối màu, vết rạn sẽ có màu sáng hơn màu da xung quanh.
Nguyên Nhân Gây Rạn Da Khi Mang Bầu
Thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng gặp hiện tượng rạn da. Điều này còn tùy thuộc vào sự sản xuất collagen và elastin – các cấu trúc chính tạo nên độ đàn hồi của da mẹ. Tuy nhiên, các mô liên kết này có thể bị đứt gãy do da bị kéo căng quá mức khi mang thai, gây tổn thương da. Các nguyên nhân chính gây rạn da ở mẹ gồm:
Tăng Cân Nhanh Chóng
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ có thể tăng cân nhanh chóng. Việc mẹ tăng cân nhiều khiến da bị kéo giãn và dẫn đến việc đứt gãy các mô liên kết dưới da. Để chống rạn da, mẹ nên kiểm soát cân nặng theo khuyến nghị là tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.
Mẹ Mang Đa Thai
Mẹ mang nhiều thai nhi sẽ có bụng to hơn, da của mẹ sẽ giãn nhiều hơn để em bé có thể thoải mái trong bụng. Điều này có thể khiến làn da của mẹ không kịp thích ứng và xảy ra tình trạng rạn da.
Da Khô, Thiếu Ẩm
Da khô có tốc độ lão hóa nhanh hơn so với da dầu. Bởi vì, tình trạng da này có cấu trúc các sợi collagen và elastin rất yếu, dễ bị đứt gãy. Do đó, mẹ sẽ dễ hình thành các vết rạn hơn khi có làn da khô.
Da khô, thiếu ẩm cũng khiến mẹ bầu bị rạn da
Da khô, thiếu ẩm cũng khiến mẹ bầu bị rạn da
Do Di Truyền
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây rạn da ở mẹ bầu. Nếu trong gia đình mẹ có người từng bị rạn da thì tỷ lệ mẹ bầu gặp tình trạng này khi mang thai là rất lớn.
Mẹ Ít Tập Thể Dục, Ít Vận Động
Khi cơ thể vận động, máu sẽ lưu thông đều, cơ và da sẽ được giãn nở liên tục. Điều này giúp cơ thể và làn da của mẹ dễ dàng thích ứng hơn với việc tăng cân. Ngược lại, mẹ ít vận động trong khi mang thai sẽ có nguy cơ rạn da cao hơn. Bên cạnh đó, mức độ rạn của mẹ cũng có thể nặng hơn khi mang thai và sau khi sinh.
Mách Mẹ Cách Trị Rạn Da Cho Bà Bầu Hiệu Quả
Khi mang thai, mẹ nên can thiệp và điều trị vùng da bị rạn thật sớm. Mẹ có thể cải thiện tình trạng rạn da từ các biện pháp sau:
Cải Thiện Chế Độ Ăn, Bổ Sung Dinh Dưỡng Cần Thiết
- Thực hiện chế độ ăn giàu protein, kẽm, các loại vitamin nhóm B, C, E cùng omega-3. Đây là những dưỡng chất cần thiết trong việc sản xuất, hình thành collagen trong cơ thể. Giúp tăng tính đàn hồi của da, giảm hình thành các vết rạn. Những dưỡng chất này thường có trong thực phẩm như thịt gà, cá, lòng trắng trứng, rau củ quả, và nhiều loại thực phẩm khác.
- Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm, mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 – 2.5 lít nước/ngày). Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước từ các loại nước trái cây, sữa…
Lựa Chọn Sữa Tắm, Dầu Gội Đầu Phù Hợp
Mẹ nên sử dụng các loại sữa tắm và dầu gội lành tính, tránh sử dụng các loại sản phẩm có tính tẩy mạnh. Bên cạnh đó, mẹ nên tắm với nhiệt độ nước phù hợp (35-38 độ C). Mẹ không nên tắm nước quá nóng có thể gây khô da.
Trị Rạn Da Bằng Nguyên Liệu Từ Thiên Nhiên
Mẹ có thể sử dụng các thành phần tự nhiên có sẵn để trị rạn da, ví dụ như nghệ. Nghệ có khả năng phục hồi và tái tạo da, giúp chống viêm, làm mềm vết rạn. Mẹ có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ kết hợp với sữa tươi, mật ong, sữa chua…
Bên cạnh đó, các loại dầu như dầu dừa, dầu olive, dầu hạt tầm xuân,… có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da và chống oxy hóa hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng để cải thiện tình trạng rạn da.
Sử Dụng Kem Trị Rạn Da
Mẹ có thể sử dụng các loại kem, dầu bôi trị rạn da, thuốc trị rạn da cho bà bầu. Đây là một biện pháp an toàn, có tác dụng giữ ẩm, tái tạo da và làm mềm vết rạn. Đồng thời giúp tăng độ đàn hồi cho da và hạn chế xuất hiện vết rạn mới.
Làm Thế Nào Để Chống Rạn Da Cho Bà Bầu?
Tuy không có cách nào có thể ngăn ngừa triệt để tình trạng rạn da khi mang thai, nhưng mẹ vẫn có thể làm giảm tình trạng rạn da khi phòng chống và can thiệp từ sớm.
Kiểm Soát Cân Nặng
Mẹ nên tăng cân theo đúng khuyến nghị. Bởi vì đây chính là biện pháp hiệu quả để mẹ có thể làm giảm nguy cơ rạn da. Đối với mẹ có BMI nằm trong khoảng 18.5 – 24.9 (thể trạng bình thường), mẹ nên tăng khoảng 10-12kg trong suốt thai kỳ. Cụ thể:
- Trong 3 tháng đầu: mẹ nên tăng khoảng 1.5 – 2.5kg. Giai đoạn này hầu như các vết rạn chưa xuất hiện.
- Giai đoạn 3 tháng giữa: mẹ nên tăng khoảng 4 – 6kg. Giai đoạn này có thể mẹ đã bắt đầu xuất hiện vết rạn da đầu tiên.
Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Đồng thời, việc duy trì tốc độ tăng cân sẽ khiến các vùng da dễ bị co giãn, đặc biệt là da bụng.
Bổ Sung Dinh Dưỡng Hợp Lý
Mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết cùng các vitamin và khoáng chất từ các thực phẩm lành mạnh. Tránh ăn nhiều chất béo xấu như đồ ăn nhanh, chiên rán,… có thể khiến cân nặng tăng quá mức.
Thường Xuyên Cấp Ẩm Cho Da
Mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, lành tính (dầu dừa, olive,…). Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng các loại kem trị rạn, dầu trị rạn uy tín có trên thị trường.
Khi sử dụng kem, dầu bôi trị rạn mẹ hãy lưu ý: mẹ nên thoa dầu/kem vào lòng bàn tay, áp nhẹ nhàng vào từng vùng da bị rạn. Tránh xoa đều, massage vùng bụng vì sẽ gây kích thích, co bóp tử cung dẫn đến đẻ non (đặc biệt là sau tháng thứ 7).
Tập Thể Dục Đều Đặn
Việc tập thể dục mang lại cho mẹ bầu rất nhiều lợi ích. Từ việc giúp mẹ duy trì cân nặng, cải thiện tâm trạng cho đến đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Không những thế, việc tập thể dục thường xuyên còn giúp mẹ tăng cường lưu thông máu, giúp da duy trì độ đàn hồi trong suốt thai kỳ.
Mẹ nên tập những bài tập nhẹ nhàng dành cho phụ nữ có thai, không nên tập những bài tập đòi hỏi thể lực cao.
Hy vọng qua bài viết trên, Bibo Mart đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về rạn da cũng như cách trị rạn da cho bà bầu. Chúc mẹ luôn tự tin và có một hành trình mang thai khỏe mạnh!