Một số người cho rằng ăn trứng ngỗng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp trẻ trở nên khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, thực tế trứng ngỗng có phải là lựa chọn tốt cho bà bầu? Hãy cùng tìm hiểu sự thật về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng
Trứng ngỗng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nặng khoảng 300 gam. Trọng lượng của trứng ngỗng gấp 3 lần trứng vịt và 4 lần trứng gà. Tuy nhiên, về mặt giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng không thể so sánh được với trứng gà, cũng như thịt ngỗng không thể sánh với thịt gà.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam trứng ngỗng gồm:
- 13,5gr protein,
- 13,2gr lipid,
- 0,33mg vitamin A,
- 0,10mg vitamin B1,
- 0,30mg vitamin B2,
- 0,1mg vitamin PP.
So với trứng gà, trứng ngỗng hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng (0,33mg) chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,70mg). Ngoài ra, trứng ngỗng cũng không có đầy đủ các vitamin như trứng gà. Do đó, thay vì ăn trứng ngỗng, bạn có thể sử dụng trứng gà để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Ăn nhiều trứng ngỗng dẫn đến béo phì, cao huyết áp
Trứng ngỗng có hàm lượng protein thấp hơn so với trứng gà. Hàm lượng protein trong trứng gà là 14,8gr, trong khi trứng ngỗng chỉ đạt 13,5gr. Tuy nhiên, hàm lượng lipid trong trứng ngỗng lại cao hơn trứng gà: trứng ngỗng 13,2gr, còn trứng gà 11,6gr.
Bên cạnh đó, hàm lượng cholesterol trong trứng ngỗng cũng rất cao. Những chất này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tim mạch của mẹ bầu. Phụ nữ mang thai dễ mắc nguy cơ béo phì, thừa cân, rối loạn lipid máu, tiểu đường nếu tiêu thụ những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.
Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng không?
Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Do đó, mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày để cân bằng đủ các chất dinh dưỡng. Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần. Phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng vì giá thành đắt, khó ăn và khó tiêu. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu.
Phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó ăn và khó tiêu.
Bà bầu có thể bổ sung trứng gà, trứng ngỗng, trứng chim cút vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải. Với trứng gà là 3-4 quả 1 tuần, trứng ngỗng chỉ nên ăn 1 quả/tuần. Các bà bầu đừng bao giờ ép mình ăn nếu cơ thể không có nhu cầu.
Mẹ bầu nên ăn uống gì để tăng cường trí thông minh cho con
Để tăng cường trí thông minh cho trẻ, mẹ nên cung cấp cho thai nhi những dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ.
Để giảm 90% nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, mẹ bầu cần bổ sung axit folic cho cơ thể trước và trong khi mang thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu protein, canxi và sắt. Đây là yếu tố cần thiết để tăng cường sự phát triển của thai nhi. Thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu có thể kể đến: súp lơ, đậu phụng, các loại đậu, cam quýt, cá hồi, trứng, thịt bò…
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung axit béo khi thai nhi bắt đầu phát triển trí não. Đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3, DHA, ARA, canxi, vitamin A, C… Mẹ nên ưu tiên chất béo thực vật hơn chất béo động vật. Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu axit béo có lợi.
Cuối thai kỳ là giai đoạn não phát triển nhanh chóng. Vì vậy, bà bầu không thể bỏ qua các thực phẩm giàu axit béo như dầu ô liu, hạt hướng dương, hạnh nhân. Mẹ có thể tham khảo lời khuyên bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Đừng quên bổ sung thêm những thực phẩm chức năng khác để bổ sung canxi và các vitamin khác cho cơ thể trong suốt thai kỳ nhé!